Chúa Nhật Tuần III MV Năm A

LỜI CHÚA: Mt 11, 2-11

Khi ấy, Gioan ở trong ngục nghe nói về các việc làm của Chúa Kitô. Ông sai môn đệ đến thưa Ngài rằng: "Thầy có phải là Đấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác?" Chúa Giêsu bảo họ: "Hãy về thuật lại cho Gioan những gì các ông nghe và thấy: người mù được thấy, người què đi được, người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và tin mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó; và phúc cho ai không vấp ngã vì Ta".

Khi những người được sai đến đã đi rồi, Chúa Giêsu liền nói với đám đông về Gioan rằng: "Các ngươi đi xem gì ở hoang địa? Một cây sậy phất phơ trước gió ư? Vậy các ngươi đi xem gì? Một người ăn mặc lả lướt ư? Nhưng những người ăn mặc lả lướt thì ở nơi cung điện nhà vua. Vậy các ngươi đi xem gì? Một tiên tri ư? Phải, Ta bảo các ngươi, và còn hơn một tiên tri nữa. Vì có lời chép về ông rằng: 'Này Ta sai sứ thần Ta đi trước mặt con, để dọn đường sẵn cho con'. Ta bảo thật các ngươi, trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả; nhưng người nhỏ nhất trong nước trời còn cao trọng hơn ông".

 

Suy Niệm

 

Ông Gioan lúc ấy đang ngồi tù, nghe biết những việc Đức Kitô làm.

Trong diễn biến của Tin Mừng của ông, Matthêu bốn lần nói về Gioan Tẩy Giả... và luôn có liên quan với Đức Giêsu.

Mt 3,1-7 Gioan Tẩy Giả rao giảng "Nước Thiên Chúa" và làm phép rửa cho Đức Giêsu …

Mt 4,12 Việc bắt giữ Gioan Tẩy Giả, người định đoạt cho Đức Giêsu “khởi đầu”…

Mt 11,2-18 Gioan từ trong ngục, đặt những câu hỏi về Đức Giêsu và Đức Giêsu đặt những câu hỏi về Gioan cho đám đông. Đó là đoạn chúng ta đọc hôm nay:

Mt 14,1-13 Cái chết của Gioan, loan báo phần thứ hai của sứ vụ của Đức Kitô.

Ông liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?"

Chính với lòng nhiệt thành mà Gioan trông đợi Đấng Mêsia. Chúa nhật trước chúng ta đã thấy sự sôi sục của quần chúng đã được khơi dậy do tiếng "kêu' của ông, do “Tin Mừng” của ông: "Nước Trời đã gần kề!".

Thế mà này đây là Gioan, bây giờ do dự, nao núng. Có lẽ ông ta sẽ không lầm lẫn chăng? Cái "hoài nghi” này có gây xúc động như thế ư? Và chúng ta cố đặt vào địa vị của Gioan. ông đang ở trong ngục, trong cái chiến lũy Macheronte, một cái pháo đài, khiếp đảm và kiên cố của Hêrôđê xây dựng chắc chắn vào một mỏm núi đá của hoang mạc Mô-áp, phía đông Biển Chết. ông ta có giờ để suy nghĩ. Đó là một tù nhân bị giam trong bốn bức tường. Đây là cái thử thách khủng khiếp nhất: "đức tin" bị nao núng... Một thứ tiếng kêu phá hoại khơi gợi ông ta: "tất cả chuyện gì anh tin cho tôi giờ, đều sai lầm cả... Giêsu của anh đâu phải Đấng Mêsia, ông ta không có khả năng giải thoát mi ra khỏi ngục.

Vâng, Gioan Tẩy Giả, vừa nghĩ đến những dòng dõi cứu thế thời mình, vữa chờ một Mêsia chiến chúng: một Đức Ki tô của dòng Đa-vít, Đấng được Xức Dầu của Thiên Chúa, Đấng có lẽ giải phóng Do Thái khỏi tay quân thù... một Đức Kitô siêu việt, Con người mà Đanien loan báo, đến từ đám mây trời để phán xét tất cả những kẻ dữ của hơi thở từ miệng người". Và dó chính lâ Mêsia mà Gioa đã loan báo những đám người ở hoang mạc: viên quan xét đã có sẵn chiếc rìu trong tay để chặt hết tất cả cây nào không sinh trái, người xay lúa cầm sẵn cái nia để rê trấu khỏi lúa mì.

Sự thất vọng? Đức Giêsu đang làm thất vọng. Thiên Chúa đang làm thất vọng.

Thiên Chúa cũng hay làm thất vọng chúng ta. Người không phải như chúng ta tưởng tượng. Thiên Chúa làm cho Người ta chưng bứng. Và như Gioan Tẩy Giả, chúng ta cứ tiếp tục mong ước rằng Thiên Chúa làm theo "ý muốn của chúng ta" và giống như hình ảnh mà chúng ta tạo ra về Người. Bạn hãy nói cho tôi biết tại sao Thiên Chúa lại để cho vị tiên báo của Người vào tù? Tại sao Thiên Chúa không bênh vực các bạn hữu của Người? Tại sao Thiên Chúa lại, không giải thoát cho không người bị tù tội vì Người? Tại sao dường như Thiên Chúa luôn luôn bị những kẻ thù của mình chiến thắng? Tại sao, Gioan Tẩy Giả, ngôn sứ của Thiên Chúa lại bị Hêrôđê khóa miệng lại? Tại sao Lời Chúa lại "quá lặng lẽ thế?

Tại sao Chúa ơi, Chúa yên lặng, khi có biết bao người đang cáo giác người? Tại sao có biết bao điều xấu, biết bao đau khổ, biết bao chết chóc trong vạn vật thụ tạo? Lạy Chúa, hôm nay, xin Chúa trả lời cho chúng con hay Chúa có phải là Đấng đem đến cho chúng coi mềm vui, sự sống và hạnh phúc không hay chúng con lại phải đợi một người khác?

Chúng con có phải tiếp tục tin vào Chúa không, hay chúng con phải khước từ Chúa để chúng con hiến mình cho những người khác? Khủng hoảng đức tin. Những nhà lao tối tăm ở Macheronte. Đêm tăm tối của Gioan Tây Giả.

Đức Giêsu trả lời: "Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng.

Đức Giêsu không trả lời trực tiếp cho câu hỏi đặt ra. Người không nói "Tôi là Người phải đến". Người không cho một giải pháp có sẵn. Người gợi cho người chất vấn phải tự mình tìm câu trả lời cho vấn đề mình đặt ra.

Đức Giêsu, Đấng Mêsia làm cho người ta chưng hửng, dẫn lại những đoạn Kinh Thánh, lấy trong ngôn sứ Isaia (Is 26,19; 29,18; 35,5; 61,1). Khi đắn đo kể những đoạn này, hơn là các đoạn khác, Đức Giêsu cho thấy Người đã chọn là "loại Mêsia nào": Thiên Chúa Đấng đã sai Người đến không tỏ mình ra qua những cử chỉ của quan xét và của người hiếu thắng, nhưng bằng những cử chỉ tốt lành đối với những người thất thế và người đau khổ: mù lòa, què quặt, phong cùi, điếc lác... Và ý nghĩa sâu xa của hành động chữa lành này được thấy rõ trong hai việc lành sau cùng được nói lên: ‘cái chết’ bị đánh bại... người nghèo được rao giảng Tin Mừng... Đấy chính là niềm vui mới!

Những câu hỏi mà chúng ta đặt ra về Gioan Tẩy Giả, những hoài nghi mà chúng ta có về Chúa, thì bây giờ chính chúng tại đem ta trở lại với "chính ta": bạn đã cáo giác Chúa, bạn làm gì trên thế gian này để giúp đỡ những người đau khổ, để giải phóng những người bị đè nén, để làm cho số phận của các anh chị em ta trở nên tốt hơn?

Dấu hiệu đích thực là Thiên Chúa ở đó, và Nước Người đã bắt đầu, chính khi có tình yêu! Chúng ta ‘không phải đợi một ai khác nữa’.

Câu trả lời của Đức Giêsu cho Gioan Tẩy Giả phải trở nên một câu hỏi khẩn thiết đối với mỗi Ki tô hữu, và đối với Giáo Hội nói chung: Giáo Hội hôm nay, Người có là cộng đoàn tình yêu của Đức Giêsu và của "Tin Mừng của Người cho người nghèo không hay chúng tôi phải chờ đợi một Giáo Hội khác nữa? Và bạn, bạn có tự hiến thân cho những người thấy bạn sống những dấu chỉ của Đức Giêsu không? Đón tiếp, ủi an, cứu vớt, yêu thương.

Phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi

Bản văn Hy Lạp nói ở đây: "Phúc cho ai không bị làm gương mù vì tôi”. Tiếng "skandalon" là hình ảnh gợi ra viên đá trên đường mà người nào cũng dẵm lên. Đức Giêsu, nhờ những dấu chỉ bất ngờ Người đưa ra, có thể trở nên một cơ hội "vấp ngã" đối với chính Gioan Tẩy Giả. Điều nghịch lý. Người rao giảng, hôm Chúa nhật trước, đã mời các đám đông người sám hối ở trên bờ sông Giođan, bây giờ được mời để tự Sám hối. Vâng, Gioan Tẩy Gỉa được mời đi tới một đức tin sâu xa hơn. Vị tiền hô được mời để tin vào Thiên Chúa, ngay trong cảnh tù đầy, bằng cách chấp nhận như một lối thoát khỏi cảnh tù đày này mà không phải là sự cứu thoát bởi một Thiên Chúa toàn năng... những cái chết của mình, hiệp thông với cái chết, chẳng bao lâu nữa, của Đấng Mêsia trên thập giá. Lòng tin của chúng ta cũng thế, không phải là một "sự vật" chiếm hữu lấy một lần thay cho tất cả. Thật là tốt cho chúng ta biết mấy khi thấy một người khổ tu, một vị thánh, "ngôn sứ vĩ đại nhất"... được mời để làm cho đức tin lớn lên, được mời để không bị "vấp phạm" vì Đức Giêsu.

Họ đi rồi, Đức Giêsu bắt đầu nói với đám đông về ông Gioan rằng: "Anh em ra xem gì trong hoang địa? Một cây sậy phất phơ trước gió chăng? Thế thì anh em ra xem gì? Một người mặc gấm vóc lụa là chăng? Kìa những kẻ mặc gấm vóc lụa là thì ở trong cung điện nhà vua. Thế thì anh em ra xem gì? Một vị ngôn sứ chăng? Đúng thế đó; mà tôi nói cho anh em biết, đây còn hơn cả ngôn sứ nữa.

Đức Giêsu bây giờ khen ngợi Gioan Tẩy Giả.

“Giêsu, ông là ai? Đức Giêsu hỏi đám đông. Đám đông không trả lời chi cả. Yên lặng. Dẫu vậy câu hỏi của Đức Giêsu trở nên sống động, tiến lên từng nấc, nhắc lại ba lần: một cây sậy? một ông hoàng? một ngôn sứ? A không! Người không phải là cây sậy bị cơn gió nào cũng làm lung lay, người đàn ông chốn hoang địa này đáng phải vào tù vì thái độ cương nghị của ông: đó là một người can đảm (Gr 1,10-17). A, không, ông không phải là người tinh tế, có khả năng sống trong sự dễ dãi, người đàn ông này mặc áo da súc vật như Êlia (2 V 1,8). Đức Giêsu nói: Đó là một ngôn sứ, và còn hơn là một ngôn sứ.

Chính ông là người Kinh Thánh đã nói tới khi chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến

Như trong phần thứ nhất, để xác định căn tính của Đấng Mêsia ở đây Đức Giêsu dẫn một lời Kinh Thánh để xác định căn tính của Gioan. Và đó là đoạn sách Malakhi (3,1). Nhưng Đức Giêsu đã sửa nguyên văn của Cựu ước, và điều này rất có ý nghĩa Malakhi đã viết: "Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta". Trong đoạn này chỉ có hai nhân vật: Thiên Chúa và sứ giả của Người.

Đức Giêsu -khi giải thích đoạn trích dẫn, đặt vấn đề ba nhân vật: Thiên Chúa, sứ giả đi dọn đường, và Đấng sẽ đến”; tức là Đấng mà Thiên Chúa xưng là cha con: “trước mặt Con!". Khi Đức Giêsu dẫn Kinh Thánh, người cho mình như Đấng Mêsia đã được loan báo. Và vì thế, Người đi dọn chỗ dùng kỹ xảo với nguyên bản: Malakhi tập trung vào người sứ giả Đức Kitô chú trọng đến "Đấng chuẩn bị sứ giả". Như thế bằng cách bày tỏ cho đám đông hiểu căn tính sâu xa của Gioan Tẩy Giả, thì Đức Giêsu còn tỏ cả căn tính của mình.

Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông.

Chúng ta lặn ngụp, một lần nữa, vào trong ý thứ mà Đức Giêsu có về bản thể sâu xa, và vai trò của Người trong lịch sử Đức Giêsu có ý thức khơi động một thay đổi lịch sử thật sự. Có "trước" người và "sau' người. Lịch sử thế giới đang ở một bước ngoặt. Nếu Đức Giêsu Nagiarét này chỉ là một anh dân làng nhỏ bé kiêu kỳ, thì cuộc phiêu lưu của Người sẽ không kéo dài. Điều đó có lẽ không đúng, nhưng cuộc phiêu lưu lại kéo dài liên miên. Đức Giêsu đã dứt khoát và thực sự chia cắt lịch sử làm hai. Một kỷ nguyên mới đã bắt đầu với Người. Và Đức Giêsu có thể nói thực sự rằng con người thánh thiện nhất, vĩ đại nhất của Cựu ước, còn là người bé nhỏ hơn người Kitô hữu hèn mọn nhất của kỷ nguyên mới bắt đầu... Một cách nghịch lý chúng ta đi vào thời đại của "những người bé mọn": tự khi Thiên Chúa nhập thể làm "đầy tớ", thì sự vĩ đại quyền lực, chính là trở nên "bé mọn". Trong khi chịu thử thách, Gioan đã học được điều đó.

 

Chú giải của Noel Quesson