Chúa Nhật XIII TN Năm C

Lời Chúa: Lc 9, 51-62

Vì gần tới thời gian Chúa Giêsu phải cất khỏi đời này, Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem, và sai những người đưa tin đi trước Người. Những người này lên đường vào một làng Samaria để chuẩn bị mọi sự cho Người. Nhưng ở đó người ta không đón tiếp Người, bởi Người đi lên Giêrusalem. Thấy vậy, hai môn đệ Giacôbê và Gioan thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy muốn chúng con khiến lửa bởi trời xuống thiêu huỷ chúng không?" Nhưng Người quay lại, quở trách các ông rằng: "Các con không biết thần trí nào xúi giục mình. Con Người đến, không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta". Và các Ngài đi tới một làng khác.

Đang khi đi đường có kẻ thưa Người rằng: "Dù Thầy đi đâu tôi cũng sẽ theo Thầy". Chúa Giêsu bảo người ấy rằng: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu". Người bảo một kẻ khác rằng: "Hãy theo Ta". Người ấy thưa: "Xin cho phép tôi đi chôn cha tôi trước đã". Nhưng Người đáp: "Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết; phần con, hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa". Một người khác thưa Người rằng: "Lạy Thầy, tôi sẽ theo Thầy, nhưng cho phép tôi về từ giã gia đình trước đã". Nhưng Chúa Giêsu đáp: "Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại sau lưng, thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa".

 

Suy Niệm

Bài Tin Mùng cua Luca Chúa nhật này bắt đầu một giai đoạn mới trong đời sống của Đức Giêsu. Cho đến nay. Đức Giêsu chỉ thực thi tác vụ cua Người ở Galilê. Trong suốt mười chương bắt đầu từ đây. Chúng ta sẽ thấy Đức Giêsu "lên Giêrusalem". Đây là một lộ trình về địa dư (Lc 9, 51; 13, 22, 22; 17, 11).

Khi đã tới ngày Đức Giêsu được rước lên trời...

Cách trình bày thật trang trọng. Bản văn sát nghĩa tiếng HyLạp cảm động hơn nhiều: "Vì những ngày Người được rước lên hoàn tất..."

Cái chết đang đến gần ấy không phải là một việc ngẫu nhiên, đó là một sự hoàn tất, một thành tựu, việc thực hiện sau cùng, việc làm tỉ mỉ sau cùng của một đời sống rất trọn vẹn.

Nhưng đó cũng là một sự "rước lên". Ở đây, Luca dùng cùng một từ để nói về sự Thăng Thiên: Đức Giêsu sẽ được rước lên trời (Cv 1, 2-11-22)... như ngôn sứ Êlia cũng đã được rước lên (2 V 2, 8-11) Điều "sắp tới"... đối với Đức Giêsu, cũng như đối với mỗi người chúng ta cùng với Người. Đó là một biến cố vừa đau thương, vừa hạnh phúc: Phục sinh, với hai mặt của nó, cái chết và đi vào sự sống của Chúa Cha.

Người nhất quyết đi lên Giêrusalem.

Bản văn Hy-lạp của Luca chứa đựng một hình ảnh: “Người làm khuôn mặt chai cứng lại để đi hướng về Giêrusalem"… như ngày hôm nay, chúng ta thường nói: Người siết chặt hàm răng để cương quyết dấn thân về nơi mà Người biết rằng Người sắp chết. Các Tin Mừng hiếm khi nhấn mạnh những trạng thái tâm hồn của Đức Giêsu. Điều đáng lưu ý là ngày hôm đó Người phải vượt qua nỗi sợ hãi và lấy hết sự can đảm của một con người.

Mỗi người chúng ta phải dành thời gian cùng với Đức Giêsu gợi lại khó khăn hiện tại của mình, đối với một thanh niên có thể là thi rớt, một nỗi đau khổ vì tình cảm cô đơn, một sự xung đột trong đời sống lứa đôi, một sự bất ổn nghề nghiệp, một bế tắc xem ra không vượt qua nổi, một căn bệnh không chữa khỏi, một cái tang vừa phải chịu v.v...

Thay vì buông xuôi, tại sao chúng ta không cùng với Đức Giêsu làm cho khuôn mặt mình chai lại để giữ vững bằng bất cứ giá nào... theo gương người "tôi tớ của Thiên Chúa" đã nói: "Có Đức Chúa là Chúa thương phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt chai ra như đá. Tôi biết mình sẽ không thẹn thùng" (Is 50,7)

Giê-ru-sa-lem hỡi! Nơi duy nhất trên cả hành tinh này: cái hố ấy nơi trồng cây thánh giá... cái ngôi mộ trong huyệt đá ấy nơi cái chết đã thất bại, nơi mà Thiên Chúa kêu khát và làm cho một suối nguồn sinh ra từ cạnh sườn Người. Mọi đời sống Kitô hữu là một con đường lên Giê-ru-sa-lem!

Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Samari để chuẩn bị cho Người đến. Nhưng dân làng không đón tiếp Người vì Người đang đi về hướng Giê-ru-sa-lem.

Chúng ta luôn luôn có khuynh hướng giảm nhẹ Tin Mừng, như thể thời đại của chúng ta là thời đại đầu tiên chứng kiến những xung đột về chủng tộc, chính trị, tôn giáo xã hội.

Những người Samari bị những người Do Thái giáo trung kiên coi như những kẻ ly giáo, từ khi họ đã xây dựng một ngôi đền thờ trên đỉnh núi Ga-ri-dim để cạnh tranh với đền thờ Giê-ru-sa-lem. Phải tránh tiếp xúc với những kẻ "lầm lạc" ấy (Ga 4, 9.20).

Bị những người Do Thái khinh bỉ, họ trả đũa lại và gây ra mọi thất phiền nhiễu cho các đoàn hành hương mượn con đường ngắn nhất để đi từ Galilê về Giê-ru-sa-lem qua các mỏm núi miền Samari. Đức Giêsu không quay lưng lại mảnh đất bị sự phân biệt chủng tộc và sự khinh bỉ lẫn nhau tàn phá. Và hơn thế nữa, Người từ chối bước vào sự hẹp hòi bế tắc ấy của dư luận quần chúng. Trước hết Luca mô tả với chúng ta một Đức Giêsu hoàn toàn độc lập và làm nổi rõ đức bác ái trọn hành động của người Samari tốt lành (Lc 10, 30). Lòng biết ơn của người bệnh bằng được chữa lành (Lc 17,16) Đức Giêsu yêu thương tất cả mọi người kể cả những người bị cám dỗ nguyền rủa Người.

Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Giacôbê và ông Gioan nói rằng: "Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó không?

Đó là hành phạt mà Êlia đã bắt các đối thủ của ông phải chịu (2 V 1,10). Hai người "con trai của thiên lôi" (Mc 3,17), Giacôbê và Gioan muốn xứng đáng với biệt danh của mình! Nhưng họ chưa hiểu gì về sứ điệp và công việc của Đức Giêsu. Và điều nghiêm trọng hơn là họ đã tạo ra cho mình một ý tưởng về Thiên Chúa hoàn toàn sai lầm: họ tưởng rằng mình là những người giải thích Thiên Chúa và họ chắc rằng mình sở' hữu chỉnh lý! Thiên Chúa toàn năng có thể nào tha thứ việc Đấng Mêsia của Người bị con người khước từ' và đối xử tùy tiện? NGÀY NAY cũng thế, chúng ta cũng muốn thực hiện các dự án của "con trai Thiên Lôi": Thiên Chúa phải can thiệp để tiêu diệt những kẻ thù của Người!

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng Đức Giêsu không đến để kết án những người tội lỗi nhưng để cứu họ (Lc 19,10) Thiên Chúa không trùng phạt, Người tha thứ (Lc 23,34).

Nhưng Đức Giêsu quay lại quở mắng các ông. Rồi Thầy trò đi sang làng khác.

Ở đây Đức Giêsu cho chúng ta một hình ảnh đích thực về Thiên Chúa, Người vốn là Đấng Toàn Năng nhưng không can thiệp như một ông vua chuyên chế để bắt các bề tôi và kẻ thù quỳ móp nhưng chúng ta có thể nói rằng một cách khiêm nhường và nghèo khó, Người chờ đợi sự hoán cải, như một người cha, như một người mẹ, đồng ý cho gia hạn và chờ đợi hành trình chậm rãi của chân lý trong lòng con người. Và Thầy trò đi sang làng khác như những người nghèo hèn ra đi khi người ta không chịu tiếp họ: Tôi nhìn ngắm Đức Giêsu ra đi sang làng khác... Và tôi tự hỏi về sự thiếu nhẫn nại của tôi... trước những tội lỗi của tôi, trước những tội lỗi hoặc sự khước từ của những người khác, trước sự chậm chạp hoặc nặng nề của Giáo Hội... Lạy Chúa xin ban cho con sự nhẫn nại Thánh thiêng của Người.

Thầy trò đang đi trên đường thi có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo”. Người trả lởi: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu".

Đúng vào lúc người ta từ chối tiếp đến" Đức Giêsu đang trên đường Giêrusalem, thì có một người xin theo Người một cách quảng đại và có điều kiện. Hẳn người ta có thể mong Đức Giêsu chấp nhận ngay lập tức. Vả lại thay vì chiều theo nhiệt tình của ơn gọi này, Đức Giêsu đã đặt ra phía trước mọi khó khăn thái độ này hoàn toàn trái ngược với mọi cách quảng cáo của chúng ta khoe khoang các sản phẩm của mình đến độ che giấu đi các khuyết điểm. Đức Giêsu không tìm cách tuyển mộ với bất cứ giá nào. Trái lại, Người nhấn mạnh phải chấp nhận sự thiếu thốn, sự nghèo khó, sự bất trắc... để theo Người.

Điều đó làm nổi rõ điều mà Đức Giêsu đã ý thức khi lên Giê-ru-sa-lem. Người tiến về một số phận bi thảm. Ai muốn theo Người cũng phải sẵn sàng chịu ruồng bỏ. Theo sở thích tâm linh của chúng ta, chúng ta có thể suy niệm về cuộc sống lang thang và bấp bênh của Đức Giêsu, "kẻ lang thang không nơi trú ẩn" ấy! Đọi với một con người, không có một mái nhà để trú ẩn và một cái giường để ngã lưng thì quả là khắc nghiệt. Vào những buổi chiều mệt mỏi, điều đó phải trĩu nặng trong lòng. Đức Giêsu. Người lưu ý chúng ta rằng ngay cả thú rừng còn có một nơi trú ẩn an toàn. Lạy Chúa, xin cho chúng con lòng can đảm trong những lúc mệt nhọc thể xác hoạt tinh thần.

"Thầy đi đâu tôi cũng xin đi theo!" kẻ nói câu đó có lẽ không biết rằng con đường của Đức Giêsu sẽ dẫn người lên Gôn-gô-tha. Nhưng chúng ta thì biết. Và chúng ta cũng biết rằng "Qua cuộc khổ nạn và Thập giá, chúng ta đi đến vinh quang của sự Sống lại" ánh sáng nhất định sẽ chiếu giải trên những thử thách' của chúng ta: Giê-ru-sa-lem!

Đức Giêsu nói với một người khác: "Anh hãy theo tôi!" Người ấy thưa: "Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chọn cất cha tôi trước đã " Đức Giêsu bảo: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa".

Đây là một trong những lời nghiêm khắc nhất trong toàn bộ Phúc âm... một lời khiêu khích, nổi loạn. Sự mai táng những người thân của chúng ta là một bổn phận thiêng liêng, đặc biệt lành thánh vì dựa vào một điều răn rõ ràng của Thập giới: “ngươi phải yêu mến cha mẹ ngươi". Lời nói quá đáng của Đức Giêsu đặt chúng ta trước một song luận:

- hoặc là Đức Giêsu là một người điên không nhận thức điều mình đòi hỏi.

- hoặc là Đức Giêsu thuộc về một bình diện khác bình diện trần thế, bên trên con người...

Sự thật là Đức Giêsu đi đến chỗ cho rằng ai không tìm kiếm Triều Đại của Thiên Chúa là một "người chết". Bởi vì rõ ràng trong cùng một câu, từ "kẻ chết" không có cùng một ý nghĩa: trong một trường hợp, nó có nghĩa thông thường tức là "những người đã qua đời" nhưng trong trường hợp kia, nó có nghĩa là tất cả những người đã không gặp gỡ Đức Giêsu và Người dám nói rằng họ là "những người chết"? Đối với Đức Giêsu người nào không lo lắng những sự việc của Thiên Chúa không sống theo nghĩa mạnh nhất của từ ấy. Phải, đó là lời khó nghe nhưng là mạc khải về sự sống chân thật và duy nhất sự sống của Thiên Chúa, của Triều Đại Thiên Chúa.

Một người khác nữa lại nói: "Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã". Đức Giêsu bảo: "Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với nước Thiên Chúa".

Vậy, Đức Giêsu, Ngài là ai mà đòi hỏi chúng con sự từ bỏ ấy? Tuy nhiên Ngài cũng đã đòi hỏi chúng con yêu mến cha mẹ mình và Ngài đã làm gương bằng một tình cảm gắn bó tinh tế với mẹ Ngài là Đức Maria khi trao phó bà cho người bạn tốt nhất của Ngài.

Nhưng sự phục vụ Triều Đại Thiên Chúa đòi hỏi tất cả và ngay lập tức. Thiên Chúa bác bỏ những ưu tiên của chúng ta: "Để tôi về chôn cất cha tôi trước đã... Để tôi từ biệt gia đình trước đã..." Đó là những yêu cầu rất chính đáng. Thật vậy đó là những Người rất nghiêm túc, đứng đắn, hiểu lý. Họ đã "lên kế hoạch" của họ trước tiên, những công việc: của cá nhân tôi, kế đó là những công việc của Thiên Chúa. Tôi vừa kết thúc năm học của tôi. Tôi dự trù lập kế hoạch cho kỳ nghỉ hè: khoảng giữa tháng chín tôi sẽ tìm lại Thiên Chúa... sau đó! Mỗi chúa nhật, nghỉ ngơi trước đã, giải trí trước đã, dành thì giờ cho gia đình và bạn bè trước đã: sau đó... nếu còn thời gian hãy đi dự thánh lễ.

Trước ngưỡng của mùa hè đang bắt đầu, Đức Giêsu Kitô cảnh giác tôi về thời gian biểu của tôi! Thang giá trị của con là gì'? Những điều cấp thiết của con là thứ bậc nào. Con đi tắm biển trước đây phải không? Sức khỏe của con trước đã phải không? Hoặc là trước tiên là điều chủ yếu? Thánh Phaolô mời gọi chúng ta "hãy đứng vững, đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa" (Gl 5,1).

 

Chú giải của Noel Quesson