Chúa Nhật XXXI TN Năm C

Lời Chúa: Lc 19, 1-10

Khi ấy, Chúa Giêsu vào Giêricô và đi ngang qua thành, thì kìa, có một người tên là Giakêu, ông thủ lãnh những người thu thuế và là người giàu có. Ông tìm cách để nhìn xem Chúa Giêsu là người thế nào, nhưng không thể được, vì người ta đông quá, mà ông lại thấp bé. Vậy ông chạy lên trước, trèo lên một cây sung để nhìn xem Người, vì Người sắp đi ngang qua đó.

Khi vừa đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên và trông thấy ông ấy, nên Người bảo ông rằng: "Hỡi Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi". Ông vội vàng trụt xuống và vui vẻ đón tiếp Người. Mọi người thấy vậy, liền lẩm bẩm rằng: "Ông này lại đến trọ nhà một người tội lỗi".

Ông Giakêu đứng lên thưa cùng Chúa rằng: "Lạy Ngài, tôi xin bố thí nửa phần của cải tôi cho kẻ khó, và nếu tôi có làm thiệt hại cho ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn". Chúa Giêsu bảo ông ấy rằng: "Hôm nay nhà này được ơn cứu độ, bởi người này cũng là con cái Abraham. Vì chưng Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư mất".

 

Suy Niệm:

Sau khi vào Giê-ri-khô, Đức Giêsu đi ngang qua thành phố ấy.

Giê-ri-khô, một địa danh bất thường trong môn địa lý của hành tinh này: thành phố thấp nhất của trái đất; thấp hơn mặt nước biển 250 mét! Khi những người sống ở mức thấp đó; ngay khi họ quyết định đi từ nới họ ở, họ chỉ có thể đi lên cao; Giakêu sẽ khởi hành ở chỗ rất là thấp.

Giê-ri-khô, một biểu tượng cho nhân loại già nua: nó là một trong những thành phố cổ nhất trái đất; có những di tích mà số tuổi lên đến tám ngàn năm trước Đức Giêsu Kitô. Khi Abraham dẫn đàn súc vật đi ngang qua thì nơi đó đã là một thành phố có số tuổi hơn sáu ngàn năm; Giakêu sẽ rất giống với nhân loại từ muôn thuở.

Giêrikhô thành phố cuối cùng trong cuộc hành trình của những người hành hương lên Giêrusalem. Đối với Đức Giêsu ngày hôm đó là một ngày leo dốc mệt nhọc! Đồi cái Sọ (tiếng Do Thái là Golgotha) ở đàng kia, gần cổng Épraim, cách đó hai mươi kilô mét, ở đầu một con dốc dài bất tận và ở đó cao hơn một ngàn mét so với ốc đảo Giêrikhô.

“Đức Giêsu đi ngang qua thành phố ấy” Giai đoạn cuối cùng của cuộc hành trình cuối cùng.

Đức Giêsu hoàn toàn sáng suốt về điều đang chờ đợi Người trên kia, ở Giêrusalem. Hôm qua có lẽ hoặc hôm kia, Người đã gọi riêng các bạn hữu. Người đã loan báo cho họ điều sắp xảy đến: “Này chúng ta lên Giêrusalem, và tất cả những gì các ngôn sứ đã viết về Con Người sẽ được hoàn tất. Quả vậy, Người sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo báng, nhục mạ, khạc nhổ. Sau khi đánh đòn, họ sẽ giết Người và ngày thứ ba Người sẽ sống lại” (Lc 18, 31.34). Nhưng thánh Luca nói với chúng ta, mười hai Tông Đồ của Đức Giêsu không hiểu gì cả. Chỉ mình Đức Giêsu sáng suốt, lòng tràn ngập những mối suy tư.

Ở đó có một người tên là Giakêu

Phải chăng là sự hài hước? hoặc là sự chế giễu? Cái tên “Zakkay” này trong tiếng Do Thái có nghĩa “Người Thanh Khiết, Người Công Chính”. Con người tội lỗi công khai ấy lại có tên “thanh khiết, trong sạch” làm chúng ta nghĩ tới một kẻ lừa bịp ác tâm mà người ta đặt cho biệt danh là “người vô tội, dịu dàng”!

Nhưng chúng ta hãy chờ cho câu chuyện chấm dứt.

Ai mà biết được ông ta sẽ không mang tên thật của mình… vào lúc cuối.

Ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có.

Giakêu, người tội lỗi bởi nghề nghiệp, trong lúc này đúng ra đáng có cái tên “kẻ bị tuyệt thông”. Một con người ghê tởm, bị mọi người ghét bỏ. Phục vụ cho đoàn quân chiếm đóng La Mã. Thỏa hiệp với ngẫu tượng, Hoàng Đế Bóc Lột! Kẻ bóc lột những người nghèo! Một Thủ trưởng vô liêm sỉ của những người thu thuế, đã thu những món lại to lớn khi bỏ đói dân nghèo và phô trương sự giàu sang, xa hoa trong ngôi biệt thự sang trọng nhất thành phố. Cách đó ít lâu Đức Giêsu đã nói về điều đó: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (Lc 18,25).

Giakêu, một con người bị tránh xa như bệnh dịch. Kẻ tội lỗi hoàn toàn bị hư mất. Đồ thối tha. Cấm không được giao du với hạng người hư hỏng ấy. Người ta nhổ xuống đất và quay mặt đi khi đi ngang qua con người ấy.

Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giêsu là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giêsu, vì Người sắp đi qua đó.

Một chuỗi những “biểu tượng: A! ông ta lùn quá lùn nên không nhìn thấy Đức Kitô; đám đông thù nghịch; cả một dư luận phải vượt qua, để xem Đức Kitô; leo lên một cây (cây nào lạ lùng bằng cây thập giá!) để xem Đức Giêsu. Những sự giải thích tượng trưng không làm mất đi sử tính của các chi tiết cụ thể: người ta phải nhớ lại ở Giêrikhô, vào thời của Luca đã xảy ra một biến cố khó tin là sự hoán cải của ‘kẻ đứng đầu những Người thu thuế’. Vả lại mọi chi tiết hoàn toàn tự nhiên. Lúc mới vào thành phố, Đức Giêsu đã chữa lành một người mù (Lc 18, 35.42). Tiếng vang của việc chữa lành này lan ra nhanh chóng như vệt thuốc súng. Người ta biết rằng Giakêu đã có ước muốn “xem” Đức Giêsu đó, leo lên một cây sung dưới ánh mắt châm biếm của đám đông; mà không còn quan tâm đến phẩm giá của một thủ trưởng nhân sự Tổng Kho Bạc của Đế quốc!

Tôi thử tưởng tượng điều gì có thể thúc đẩy Giakêu, bất chấp sự chế giễu đã xắn chiếc áo thụng của một ông trưởng giả Do Thái và có lẽ cái áo choàng La Mã để leo lên cây sung như một thằng nhóc tầm thường? Vì tính tò mò chăng? Vì sự lôi cuốn mầu nhiệm chăng? Vì nỗi khắc khoải mơ hồ và chán chường cuộc sống của mình chăng? ông ta đã sống để đếm tiền và khuấy động thành phố của ông. Mọi người tránh xa ông; ông biết rõ tại sao: nhân danh pháp luật, ông bức bách họ. Nhưng rồi khi người ta nói Đức 'Giêsu đi qua đó và Người là bạn của những người không được ai yêu thương. Lúc đó, ông giữ cửa kho bạc đã leo lên một cây đang trổ hoa để xem Đức Chúa.

Khi Đức Giêsu tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông

Người ta có thể gọi chỗ ấy là “nơi hai ánh mắt gặp nhau”. Bề ngoài, cái nhìn đầu tiên là của Giakêu, đang cháy bỏng ước muốn xem Đức Giêsu. Nhưng sẽ không có gì xảy ra nếu như Đức Chúa đã không ngước mắt nhìn lên người ở trọ lạ lùng, trên cây sung. Tôi ở yên một lúc để tưởng tượng, để chiêm niệm hai ánh mắt gặp nhau đó. Đức Giêsu và ông Giakêu đang nhìn nhau!

Chúng ta tiếng rằng chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa, trong khi mà chính Người “tìm kiếm” chúng ta trước, tự muôn đời! ôi chào! Ngày hôm đó, Đức Giêsu đã phải sung sướng hạnh phúc! Còn vài cây số nữa là đến Giêrusalem, còn vài ngày nữa là cuộc khổ nạn được hiến dâng để cứu chuộc nhân loại. Công cuộc cứu chuộc cao đẹp nhất của Người sẽ thành công? Mọi nỗi chơi vơi cô quạnh của thập giá mọi hình phạt mà Người sẽ gánh trên lưng, mọi vết thương xé ra ở tay chân đẫm máu của người. Người biết, biết chắc chắn là điều đó có ích. Người đã cứu thế gian, khi tiến lên ‘Giêrusalem’. Giakêu là hoa trái đầu mùa. Hỡi hạn, là người tội lỗi, bạn đã được Thiên Chúa tạo dựng chỉ để ‘xem’ khuôn mặt của Người. Hỡi bạn, là người tội lỗi, hay nhận ra mình được tha thứ khi ánh mắt bạn gặp ánh mắt của Đấng yêu thương bạn.

“Này ông Giakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!”

Qua những lời ấy, chúng ta đoán ra rang chính Đức Giêsu đã tìm kiếm Giakêu. Mọi sụ diễn ra như thể Đức Giêsu đã dự kiến hành động của Người: Đức Giêsu được mời đến nhà ông và ông được ưu tiên chọn lựa đối với mọi người khác ở Giêrikhô. Người đã chọn lựa kẻ thấp hèn nhất, kẻ bị khinh bỉ nhất.

Đó là cách mà Đức Giêsu dùng để yêu cầu một người nào đó phục vụ Người để rồi Người ban cho họ một ân sủng của bậc đế vướng: hoàng tử trở thành người ăn xin để ban cho mà không làm thương tổn.

Đức Giêsu dường như chỉ là một người giảng thuyết lưu động tìm một bữa ăn và một 'cái giường để nghỉ qua đêm. Và thân mật biết bao trong sự vội vàng ấy! “Này ông Giakêu xuống mau đi!” như thể Đức Giêsu muốn nói: Này ông Giakêu, tôi rất đói, mau lên nào! Cũng thế, Đức Giêsu đã xin nước uống của một phụ nữ Samari bị bỏ rơi, bên bờ giảng. Cũng thế Người đã chấp nhận việc xức dầu thơm của người đàn bà tội lỗi nhân ông Simon, một người Pharisêu.

Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người.

Sự vội vàng khi ông từ cây nhào bổ xuống tương ứng với sự vội vàng của Đức Giêsu.

Niềm vui là dấu chỉ sự gặp gỡ với Đức Giêsu. Một khoảnh khắc vui mừng và hân hoan ngắn ngủ, kể từ Bài ca Ngợi khen (Magnificat) của Đức Maria qua niềm vui của hai môn đệ trở về Emmau.

Còn bạn, là người tội lỗi, bạn có những lúc vui mừng không?

Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!”

Đức Giêsu đã từng đòi hỏi không được gây ra những cớ làm cho người ta vấp ngã (Lc 17,1.3) nhưng chính Người đôi lúc không ngần ngại gây ra bởi những thái độ không phù hớp với dư luận của thời đại Người; đặc biệt vì lòng nhân từ khác thường của Người đối với những tội lỗi! Đức Giêsu là “Cứu Chúa” đến độ làm người ta vì thế mà khó chịu. Người tha thứ đến độ gây cớ vấp ngã cho những người công chính.

Ông Giakêu đứng đó thưa với Chúa rằng: “Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.”

Thánh Ambrosiô trong bài thuyết giảng của ngài ở Milan đã nói “Không có lỗi khi mình giàu, nhưng khi mình không biết sử dụng tài sản của mình... “ Và toàn bộ Tin Mừng của Thánh Luca dường như muốn nói rằng cách duy nhất sử dụng hợp lý tài sản của thế gian này là chi dùng nó, đem cho nó đi! “Hãy bán của cải mình đi mà bố thí” (Lc 12,33). “Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn hữu (Lc 16,9).

Giakêu đã bị đảo lộn bởi lòng quảng đại của Đức Giêsu đối với ông. Ông muốn đem lại cũng niềm vui ấy cho những Người khác.

Giakêu khốn khổ với tất cả vàng bạc của mình.

Giakêu hoàn toàn sung sướng khi chia sẻ niềm vui.

Đức Giêsu mới nói về ông ta rằng: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Abraham. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất.”

Đức Giêsu đã qua những giờ nói chuyện trực diện với Giakêu. Họ đã nói với nhau điều gì? Họ đã ăn uống cùng bàn... mặt giáp mặt. Trong mọi tôn giáo kể cả tôn giáo ở Israel, Thiên Chúa là Đấng đáng sợ mà Đền thờ khuyến khích sự kính sợ linh thiêng đó.

Trong Đức Giêsu, chính Thiên Chúa di chuyển và đến ở nhà kẻ tội lỗi; vậy từ ngày đó, các nhà thờ, kể cả những đại thánh đường chỉ là ngôi nhà khiêm tốn của Giakêu; nơi mà những lũ tội nhân và các thánh tìm gặp nhau với Thiên Chúa trong tình huynh đệ. Giáo Hội chuộc “những gì đã mất”.

Giờ đây, Giakêu có thể mang tên thật của mình: “Người thanh khiết”, người được thanh khiết hóa.

 

Chú giải của Noel Quesson